[Kiến Thức] Tập Thể Dục Có Thực Sự Là Bản Chất Của Con Người?

Lilian Li-Jung Huang
Đăng ngày 09/02/2021
8,609 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Rất nhiều người khi muốn ra ngoài tập thể dục nhưng lại viện ra hàng trăm hàng ngàn lý do để trốn tránh, rồi lại cảm thấy bản thân đầy tội lỗi khi chỉ đam mê ăn uống mà lười vận động.

Tuy nhiên, học giả Daniel E. Lieberman từ đại học Harvard gần đây đã xuất bản cuốn sách: Vận Động: Tại sao chúng ta không bao giờ làm những điều đáng làm và bổ ích cho sức khỏe ? (EXERCISED: Why Something We Never Evolved to Do is Healthy and Rewarding). Trong tác phẩm này, ông đã sử dụng các bằng chứng nhân học để phá vỡ những lầm tưởng về thể thao, và chỉ ra rằng vận động không phải là bản chất của con người.

Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau giải đáp những lầm tưởng về thể thao nhé!

Học giả Daniel E. Lieberman từ đại học Harvard đã sử dụng bằng chứng nhân chủng học để phá vỡ những quan niệm sai lầm về thể thao, đồng thời chỉ ra rằng thể thao không phải là bản chất của con người!

(Nguồn ảnh: The Harvard Gazette)


  Lầm tưởng 1: Tập thể dục là bản chất con người

Tập thể dục không phải là bản chất của con người. Nhân loại tập thể dục vì muốn cải thiện sức khỏe!

Tất cả chúng ta đang sống trong một thế giới mà ai cũng biết rằng "tập thể dục là tốt cho sức khỏe", nhưng hầu hết mọi người đều khó làm được điều này. Daniel nói rằng từ quan điểm tiến hóa của loài người, con người thực sự đã tiến hóa những đặc điểm cần khả năng di chuyển và hoạt động thể chất, nhưng điều này không bao gồm "tập thể dục". Ngay cả những người săn bắn hái lượm rất tích cực hoặc những người nông dân làm việc chăm chỉ cũng sẽ không tiêu thụ thêm năng lượng bằng cách chạy 8 km vào buổi sáng!



  Lầm tưởng 2: Chạy làm tổn thương đầu gối

Đau đầu gối là chấn thương khi chạy phổ biến nhất. Thực sự có mối tương quan giữa chấn thương khi chạy và các vấn đề về đầu gối, nhưng chúng ta có thể tránh tình trạng này bằng cách tăng cường sức mạnh cho cơ hông và cơ chân, đồng thời sử dụng các phương pháp chạy phù hợp để cơ thể thích nghi.

Daniel nhắc đến một lầm tưởng khác là chạy có thể gây thoái hóa khớp. Nhiều nghiên cứu khoa học đã khẳng định nguy cơ mắc bệnh này thực ra không cao, và thậm chí chạy bộ còn có tác dụng bảo vệ khớp!



  Lầm tưởng 3: Khi già đi, chúng ta nhất định phải giảm lượng vận động

Khái niệm "nghỉ hưu" được phát triển từ văn hóa phương Tây hiện đại. Nhưng đối với tổ tiên của chúng ta trong thời kỳ đồ đá, không có cái gọi là nghỉ hưu! Thậm chí tình hình hoàn toàn ngược lại. Trong thời đại săn bắt hái lượm, ông bà thường phải làm việc vất vả hơn cha mẹ để nuôi sống bản thân và cung cấp thực phẩm cho con cháu của họ.

Do đó, Daniel nói với chúng ta rằng chúng ta phải duy trì hoạt động thể chất trong suốt vòng đời của mình.



  Quan niệm 4: Ngồi là một điều tồi tệ

Daniel chỉ ra rằng người hiện đại thường coi thường việc ngồi. Chẳng hạn như sự xuất hiện của các từ lóng như couch potato (chỉ sự lười biếng, ì ạch). Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tổ tiên chúng ta ở thời đại săn bắn hái lượm đã ngồi gần 10 tiếng mỗi ngày!

Mặc dù chúng ta dành nhiều thời gian để ngồi, nhưng không phải là ngồi yên không động đậy. Giờ đây đã có bằng chứng cho thấy việc thay đổi tư thế ngồi hường xuyên sẽ giúp mở rộng cơ bắp và tăng tốc độ trao đổi chất của bạn.

Nên nhớ rằng: ngồi là một hành vi bình thường, nhưng không được ngồi yên trên ghế cả ngày! Vì vậy, khi làm việc trong văn phòng, hãy nhớ đứng dậy đi lại, hoặc pha một tách cà phê, và nếu sếp yêu có hỏi, chỉ cần nói rằng điều này là giữ cho cơ thể của bạn khỏe mạnh!



   Ba hướng suy nghĩ về thể thao:

Vì vậy, khi bạn lười biếng và không muốn tập thể dục, bạn có thể tham khảo ba hướng tư duy sau:

1. Không tập thể dục là bản chất con người

Đừng giận hay buồn với bản thân. Chỉ cần tìm hiểu những bản chất này là gì là sẽ có thể vượt qua.

2. Làm cho thể thao thú vị hơn!

Daniel giải thích rằng hai yếu tố chính trong quá trình tiến hóa hoạt động thể chất của con người là "nhu cầu" và "phần thưởng xã hội". "Cầu" có nghĩa là tổ tiên phải săn bắt và hái lượm hàng ngày để giải quyết nạn đói, còn “phần thưởng xã hội" có nghĩa là họ sẽ nhảy múa, chơi trò chơi và tập thể dục vào những lúc khác.

Do đó, ở thời hiện đại, chúng ta có thể lựa chọn tham gia vào một nhóm chạy, hoặc cùng bạn bè vận động thể thao!

3. Đừng lo lắng về việc bạn cần dành bao nhiêu thời gian tập thể dục hoặc khối lượng  vận động!

Daniel chỉ ra có một quan điểm sai lầm rằng con người đã tiến hóa để duy trì hoạt động sôi nổi, thích hợp để chạy marathon và thậm chí có thể nâng những tảng đá dễ dàng hơn. Nhưng không phải vậy, tổ tiên của chúng ta không đặc biệt năng động và cũng không cường tráng như vậy.

Trong quá khứ, những người săn bắn hái lượm điển hình chỉ thực hiện các hoạt động thể chất khoảng 2 giờ 15 phút mỗi ngày, và tổ tiên chúng ta ngồi gần 10 giờ một ngày, tương tự như chúng ta bây giờ.

Nhưng cũng phải nói rằng, những bài tập thể dục nhỏ có thể mang lại tác dụng rất lớn! Nghiên cứu cho thấy chỉ cần tập thể dục 150 phút mỗi tuần (xấp xỉ 21 phút mỗi ngày), sẽ giảm tỷ lệ tử vong 50%. Vì vậy việc tập thể dục là thực sự cần thiết trong hoạt động của con người!

 Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục 150 phút mỗi tuần hoặc 21 phút mỗi ngày có thể giảm tỷ lệ tử vong đến 50%! (Nguồn ảnh: The Harvard Gazette)


Cuối cùng, bài viết chỉ muốn nói với mọi người rằng tập thể dục quả thực rất tốt cho sức khỏe, nhưng lười biếng là chuyện bình thường, đừng cảm thấy bản thân quá tội lỗi! Lần tới nếu bị ai đó cằn nhằn về sự lười biếng của bạn, hãy nói với họ: "Là tôi đang phát huy “bản năng” của con người một cách tự nhiên mà thôi!"


Tài liệu tham khảo & nguồn ảnh: The Harvard Gazette